Khái quát Chủ_nghĩa_thực_chứng

Chủ nghĩa thực chứng khẳng định rằng tri thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm thực chứng. Là một khuynh hướng triết học bắt nguồn từ các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng như Henri de Saint-SimonPierre-Simon Laplace, Auguste Comte nhìn nhận phương pháp khoa học chính là sự thay thế cho siêu hình học trong lịch sử tư tưởng, chứng kiến sự độc lập quay vòng của lý thuyết và sự quan sát trong khoa học. Émile Durkheim coi chủ nghĩa thực chứng xã hội học là nền tảng cho nghiên cứu xã hội. Vào đầu thế kỷ 20, một loạt các nhà xã hội học Đức, bao gồm Max WeberGeorg Simmel, đã phản đối học thuyết này và lập nên trường phái phản thực chứng trong xã hội học.

Vào đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa thực chứng logic, một sự kế thừa lý thuyết cơ bản của Comte nhưng là một phong trào độc lập - đã nổi lên ở Viên và đã trở thành một trong những trường phái tư tưởng thống trị trong triết học Anh-Mỹ và triết học phân tích. Những nhà theo chủ nghĩa thực chứng logic bác bỏ sự ước đoán mang tính siêu hình học và cho rằng chân lý phải được giải nghĩa bằng kinh nghiệm logic, phân tích logic. Sự phê phán khuynh hướng này của các nhà triết học như Karl PopperThomas Kuhn đã dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa hậu thực chứng.